Tin tức - sự kiện

ĐỀN BÀ CÔ - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN

ĐỀN BÀ CÔ - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN
content:

ĐỀN BÀ CÔ - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN

Xã Hưng Hòa, dải đất nơi cuối dòng sông Lam vươn mình ra biển cả, miền quê đã trải biết bao dấu ấn, sự kiện lịch sử, văn hóa và giờ đây đang tạo điểm nhấn cho đô thị Vinh với khu du lịch rừng Bần - Tràm chim, nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc mà tiêu biểu là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đền Bà Cô.

Nơi đây, vào các ngày rằm, ngày lễ, bà con trong vùng cũng như du khách nhiều nơi đều có thói quen đến với di tích để tham quan, vãn cảnh đền và thắp hương cảm tạ đức phật, thần linh, những tiền bối có công với quê hương đất nước, đồng thời thỉnh lời cầu an, cầu tài, cầu phúc cho gia đình và bà con trăm họ.

Lễ đón bằng di tích Quốc gia đến Bà Cô

Hướng về phía Đông - Nam, Đền Bà Cô bình yên như một nếp nhà, đây là ngôi đền duy nhất còn lại trên đất Hưng Hòa, nằm tại thôn Yên Mỹ xóm Phong Yên.

Đền Bà Cô được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 16. Đền thờ Công chúa Quế Hoa và các tiền bối họ Lê Nhữ từ triều thời Lê Trung Hưng. Theo dòng họ Lê Nhữ ở Hưng Hòa và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, thì Công chúa Quế Hoa là người họ Lê ở Yên Mỹ. Sau khi mất, bà đã hiển linh độ thế giúp dân, bảo vệ đất nước. Nhờ vậy bà đã 3 lần được vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định phong thần hiệu. Hiện nay tại đền còn lưu giữ được 3 đạo sắc này. Trong đó sắc phong của vua Thành Thái có nội dung: "Sắc Nghệ An tỉnh, Nghi Lộc huyện, Yên Lưu xã, Yên Mỹ thôn, phụng sự Quế Hoa Công Chúa chi thần hộ quốc tí dân niệm trứ linh ứng hướng lai vị hữu dự phong tứ kim phi vĩnh. Cảnh mệnh miễn niệm thần hưu trứ phong vi Nhàn Uyển dực bảo Trung Hưng chi thần chuẩn nhưng cựu phụng sự thần kỳ tương hữu bảo ngã Lê dân. Khâm tai. Thành Thái lục niên, Nhị nguyệt, Thập ngũ nhật". Tạm dịch: Sắc cho thôn Yên Mỹ, xã Yên Lưu huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An phụng thờ Quế Hoa Công chúa, là vị thần có linh ứng, giúp dân bảo vệ quốc gia. Nay đến kỳ dự phong được thừa hưởng thần phủ tước phong là Nhàn Uyển dực bảo Trung Hưng. Khâm thử! Qua các lần được sắc phong, người phụ nữ họ Lê Nhữ hay còn gọi là Công chúa Quế Hoa được ban các tên hiệu, như: Nhàn Uyển, Trinh Uyển và phong thượng đẳng thần- tước hiệu cao nhất dành cho thần linh. Đặc biệt hiện nay dòng họ Lê Nhữ ở thôn Yên Mỹ còn lưu giữ được chiếc mũ vua ban cho thần nữ Quế Hoa. Mặc dù chưa xác định được thời vua nào ban nhưng đây là hiện vật rất có giá trị về lịch sử cần được nghiên cứu, xác minh. Ngoài ra trong đền còn có các hiện vật như bài vị, long kiệu, đại tự, câu đối cổ... Ông Lê Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Hưng Hòa cho biết: "Đền Bà Cô là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, tâm linh của bà con trên địa bàn. Thời gian qua chính quyền địa phương cùng với bà con nhân dân trong dòng họ Lê Nhữ thực hiện tốt việc tôn tạo, bảo vệ di tích đền Bà Cô...".

Cách ngôi đền không xa là ngôi mộ của Công chúa Quế Hoa. Dù không xác định được danh tính thật của bà khi còn sống do thất lạc gia phả nhưng từ bao đời nay dòng họ Lê Nhữ ở Hưng Hòa vẫn thường xuyên bảo vệ, chăm sóc, hương khói. Và điều đặc biệt ngôi mộ được xem là mộ tổ của họ Lê Nhữ. Chính vì vậy đền thờ mới được gọi là Đền Bà cô.

Đền bà cô ngoài thờ thần nữ Quế Hoa Công chúa, còn thờ các vị tiền bối có công của dòng họ Lê Nhữ ở Hưng Hòa. Theo nghiên cứu của một số nhà chuyên môn và ghi chép của dòng họ thì họ Lê Nhữ ở Hưng Hòa có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Di huệ họ Lê Nhữ ở Yên Mỹ- Hưng Hòa cũng có nhiều tên tuổi có công với đất nước qua các vương triều phong kiến. Hiện nay đền Bà Cô còn lưu giữ 1 bảng gỗ lưu tên 13 vị tổ họ có công trạng, trong đó có ông Lê Nhữ Kiên được Chúa Trịnh Khải phong làm Đội trưởng đội ưu binh, sau đó phong tướng.

Hằng năm khi mùa xuân đến, Đền Bà cô lại trở nên nhộn nhịp. Từ mọi miền cháu con cùng về sum vầy lễ tổ tiên. Điều họ học được không chỉ qua những di vật, sắc phong và lời răn dạy của các bậc tiền nhân mà còn học cách giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa; học biết sẻ chia, đùm bọc và hướng thiện.

Năm 1997, UBND tỉnh đã có quyết định đưa Đền Bà Cô vào danh mục quản lý theo qui định đối với di tích - danh thắng. Ông Trần Ngọc Lữ - Giám đốc Trung tâm văn hóa thông tin Nguyễn Tất Thành cho biết: "Với những giá trị lịch sử văn hóa của Đền Bà Cô ở Hưng Hòa chúng ta thấy được sự cần thiết phải công nhận và xếp hạng một di tích... Điều đáng mừng là bà con họ Lê Nhữ ở Hưng Hòa đã giữ gìn rất tốt, đây là một hình mẫu về thực hiện xã hội hóa trong giữ gìn phát huy văn hóa tinh thần...".

Chương trình Văn nghệ đón bằng di tích Quốc gia đền Bà Cô

Với việc Đền Bà Cô được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, di tích Đền Bà Cô đang là điểm đến hấp dẫn trong Tour du lịch Thành Vinh - thành phố đô thị loại 1 của Nghệ An.

Lê Chung - Đào Tuấn

Nguồn: Báo Nghệ An 22/12/2010

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Now: 1585
Total: 359348