Điểm báo tuần 47

Điểm báo tuần 47
content:

TUẦN 47 Từ ngày 14/11/2024 đến ngày 20/11/2024

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT ĐƯỢC BÁO CHÍ QUAN TÂM PHẢN ÁNH

- Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2020 – 2025;

- HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề);

- Đoàn công tác Trung ương làm việc tại Nghệ An;

- Các hoạt động nhân Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024);

- Các hoạt động nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024)

- Chính thức nâng tốc độ tối đa trên đại lộ Vinh – Cửa Lò lên tới 80km/h

- Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

* Một số hoạt động chính trị nổi bật

- Ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11/2024 để nghe, cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh. Tham dự phiên họp có các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các thành viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành.

- Ngày 16/11, tại TP. Vinh, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2020 - 2 2025. Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khóa XV; Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Về phía tỉnh Nghệ An, dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan cấp tỉnh; Bí thư huyện ủy, thị ủy, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy.

- Ngày 18/11, tại TP. Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An. Lãnh đạo tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Các đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Với 100% đại biểu có mặt thông qua, HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả miễn nhiệm Chủ tịch HĐND tỉnh và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với đồng chí Thái Thanh Quý. Ngày 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Nghệ An bầu đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh.

* Đoàn Công tác Trung ương làm việc tại Nghệ An

- Ngày 16/11, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An. Cùng dự cuộc làm việc, lãnh đạo Trung ương có các đồng chí: Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khóa XV; Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Về phía tỉnh Nghệ An, dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong chương trình công tác tại Nghệ An, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt - Lào (huyện Anh Sơn); đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà Đồn Biên phòng xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn. Cùng tham gia đoàn có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thái Thanh Quý - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khóa XV; Đỗ Trọng Hưng - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Về phía tỉnh Nghệ An, tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ.

- Ngày 18/11, Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An để khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương và đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc, về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. (Các cơ quan báo chí cập nhật đưa tin về những nội dung quan trọng của buổi làm việc).

* Các hoạt động nhân Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024)

- Ngày 15/11, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xóm 4, xã Nam Nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí: Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Xuân Đức - Bí thư Huyện ủy Nam Đàn.  

Ngày 15/11, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh về chung vui Ngày hội Đại đoàn kết với người dân xóm 2, xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên. Cùng dự, về phía lãnh đạo huyện Hưng Nguyên có đồng chí Nguyễn Trường Giang - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ Hưng Nguyên cùng lãnh đạo HĐND, Uỷ ban MTTQ huyện, đại diện chính quyền xã Hưng Yên Bắc và đông đảo bà con nhân dân xóm 2.

- Ngày 15/11, đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Nho Hạp, xã Nghĩa An (Nghĩa Đàn).

- Ngày 16/11, trong chương trình công tác tại Nghệ An, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã về chung vui Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân bản Cao Vều 1 (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn) nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng tham gia đoàn có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thái Thanh Quý - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An khóa XV; Đỗ Trọng Hưng - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Về phía tỉnh Nghệ An, tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ.

- Ngày 16/11, đồng chí Trương Thiết Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An đã về tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xóm Yên Quang, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Diễn Châu và đông đảo người dân địa phương.

- Ngày 17/11, đồng chí Trần Nhật Minh - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn 1, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn. Nhân dịp này, ông Trần Nhật Minh cùng lãnh đạo huyện Anh Sơn và lãnh đạo xã Lĩnh Sơn đã cắt băng khánh thành sân bóng của thôn; trao quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. UBND xã Lĩnh Sơn và Ban Công tác Mặt trận thôn cũng khen thưởng các tập thể, hộ gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng cộng đồng dân cư năm 2024 và trao quà cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn. 5

- Ngày 17/11, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hồng Hoa đã đến dự Lễ kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư tại khối Yên Hòa, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh. Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), chiều 17/11, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã về dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết cùng cán bộ, nhân dân khối 16, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh. Cùng dự Ngày hội có đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh. Ngày 18/11, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nghệ An cùng đoàn công tác Tỉnh uỷ đến chúc mừng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Thị Hồng Hoa - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Hải - Phó trưởng ban Nội chính; Nguyễn Thị Thơm - Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh uỷ; cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Văn phòng Tỉnh uỷ. Về phía Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh có đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, cùng cán bộ, chuyên viên, nhân viên cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Ngày19/11, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức cuộc gặp mặt và khen thưởng các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023–2024. Đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trì cuộc gặp mặt. Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí Phạm Ngọc Cảnh – Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Phan Đình Đạt - Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ; Hồ Thị Ngân – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh; Trần Văn Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An; Trần Thị Thanh Huyền – Phó Giám đốc Đài Phát Thanh - Truyền hình Nghệ An. Các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tác giả có tác phẩm đạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023–2024.

* Các hoạt động nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) -

- Ngày 18/11, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Trường Đại học Vinh nhân kỷ niệm 42 6 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và 65 năm thành lập trường. Cùng tham dự đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Thị Hồng Hoa - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trần Ngọc Tú - Chủ tịch UBND TP. Vinh.

- Ngày 18/11, đoàn công tác của Bộ Tham mưu Quân khu 4 do Thượng tá Võ Hữu Hòa, Phó chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tham mưu làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Trường Trung học cơ sở Trung Đô, Trường Tiểu học Trung Đô và Trường Mầm non Việt Lào, ở TP Vinh, nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

- Ngày 19/11, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội Cựu giáo chức tỉnh. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Văn phòng và các ban Đảng Tỉnh ủy và thành phố Vinh. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo, có GS.TS Thái Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đại biểu Quốc hội khóa XV.

- Ngày 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Dự lễ có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

- Ngày 19/11, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chúc mừng tập thể giáo viên Trường THPT Thanh Chương 3 nhân dịp Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

* Hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh

- Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Phát biểu thảo luận, bà Hoàng Thị Thu Hiền - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An bày tỏ sự đồng tình và kỳ vọng khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia này sẽ tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống ma túy. 7 Ngày 18/11, Kỳ họp thứ 24 - kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Dự kỳ họp có các đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa, điều hành kỳ họp. Kỳ họp đã thông qua 4 Nghị quyết chuyên đề tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện các dự án quan trọng, có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như của tỉnh. Ngày 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền -Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Nghệ An bày tỏ đồng tình cao với việc ban hành Luật Nhà giáo, như sự trân trọng đối với nhà giáo. Cùng với đó, vị đại biểu đoàn Nghệ An nêu một số ý kiến để góp ý cho dự thảo Luật.

* Một số hoạt động khác

- Ngày 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi tỉnh bậc THCS năm 2024. Kỳ thi này có 483 giáo viên đăng ký dự thi của 15 môn thi, đến từ 288 trường THCS của 21 phòng Giáo dục và Đào tạo trong toàn tỉnh. Kết thúc hội thi, đã có 481 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cấp THCS năm 2024.

- Ngày 14/11, Trường Trung cấp dân tộc nội trú Nghệ An tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Dự lễ khai giảng có ông Đoàn Hồng Vũ – Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện các ban, ngành cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện Con Cuông cùng tập thể thầy và trò nhà trường qua các thế hệ.

- Ngày 14/11, đoàn công tác UBND tỉnh do đồng chí Phan Huy Chương - Phó Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên 10 gia đình có nạn nhân tử vong do TNGT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên và Nghĩa Đàn. Đây là hoạt động thường niên của Ban An toàn giao thông tỉnh, nằm trong các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”.

- Ngày 15/11, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Khối thi đua các cơ quan Đảng trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Các đồng chí Trần Quốc Khánh - Phó trưởng Ban tuyên Giáo Tỉnh uỷ; Chu Bá Long - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh chủ trì hội nghị. Khối Thi đua các cơ quan Đảng gồm 10 đơn vị: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Báo Nghệ An.

- Ngày 16/11, Trường Đại học Vinh tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và chào mừng 65 năm thành lập Trường (1959-2024). Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và chào mừng 65 năm thành lập Trường Đại học Vinh (1959 – 2024. Tham dự buổi lễ, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; các trường đại học trong cả nước; Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh; các thế hệ cán bộ, cô giáo, thầy giáo và học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của Trường Đại học Vinh.

- Ngày 15/11, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 78 năm danh xưng Hùng Sơn, 50 năm tách lập xã và đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023;

- Ngày 17/11, Xã Sơn Thành (Yên Thành) kỷ niệm 70 năm thành lập và đón Bằng công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu;

- Ngày 18/11, huyện Quế Phong tổ chức lễ công bố xã Mường Nọc đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024; Đảng bộ Quân sự tỉnh Nghệ An được vinh danh tại chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng năm 2024'.

- Ngày 15/11, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức truyền hình trực tiếp trên VTV1 Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình Khát vọng” toàn quốc với chủ đề Đổi mới - Phát triển. Chương trình nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024. Chương trình tôn vinh 7 mô hình và 18 cá nhân tiêu biểu trên cả nước. Mô hình “Tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân đi biển” của Đảng bộ Quân sự tỉnh Nghệ An vinh dự là 1 trong 7 mô hình trên toàn quốc được vinh danh…

- Ngày 19/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1423/QĐ-TTg công nhận huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

* Hoạt động đối ngoại "

- Từ ngày 11-15/11, đoàn công tác HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Như Khôi, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thăm và làm việc với Ủy ban Thường vụ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang, đến Thủ đô Bắc Kinh thăm và làm việc với Ủy ban Thường vụ Nhân đại quận Triều Dương. Đón tiếp và làm việc với đoàn, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại Khu tự trị dân tộc Choang Dương Tĩnh Hoa; tại Thủ đô Bắc Kinh có Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại quận Triều Dương Trần Hoành Chí, cùng đại diện lãnh đạo thuộc hai Ủy ban Thường vụ Nhân đại Khu tự trị dân tộc Choang và quận Triều Dương. * Công tác tổ chức, cán bộ

- Ngày 14/11, Viện KSND tối cao tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Việt Cường - Kiểm sát viên cao cấp, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Hải Dương giữ chức Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nghệ An. Tham dự buổi lễ, về phía Viện KSND Tối cao có các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng - Uỷ viên Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng; Tăng Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Về phía lãnh đạo tỉnh có đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Hồng Vinh - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Về phía Viện KSND tỉnh Nghệ An có đồng chí Tôn Thiện Phương - Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nghệ An, cùng đông đảo cán bộ, công chức hai cấp Kiểm sát tỉnh Nghệ An...

- Ngày 15/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dự và trao Quyết định. Cùng dự có các đồng chí: Lê Đức Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và huyện Yên Thành. Tại Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 01/11/2024, Chủ tịch UBND tỉnh điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Thị Hoài Chung - Ủy viên Ban Chấp hành 10 Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thành giữ chức Giám đốc Sở Y tế. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2024. Tại Quyết định số 2936/QĐ-UBND ngày 01/11/2024, Chủ tịch UBND tỉnh điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. (Báo Nghệ An, Đài PTTH Nghệ An, Báo Nhân dân, Tạp chí Đảng cộng sản và một số cơ quan báo chí đưa tin).

KINH TẾ - ĐẦU TƯ

* Triển khai dự án

- Đầu tư Báo Nghệ An (14/11) đăng bài “Chi trả 67 tỷ đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A tại huyện Quỳnh Lưu”: Sau 1 tháng thực hiện, đến nay, tiến độ chi trả kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) Quốc lộ 1A, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã đạt hơn 97%. Cụ thể, sau khi bắt đầu chi trả từ ngày 3/10/2024, tính đến ngày 4/11/2024, UBND huyện Quỳnh Lưu đã giải ngân được số tiền 67 tỷ đồng cho 279 hộ dân/279 thửa đất đủ điều kiện đền bù, hỗ trợ tại các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu… Ông Nguyễn Minh Thành - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Dự kiến từ nay đến ngày 31/12/2024 sẽ chi trả tiếp số tiền 49,953 tỷ đồng, tương ứng với 130 thửa đất/130 hộ dân…

         Diễn đàn doanh nghiệp (14/11) đăng bài ““Xung đột” tại dự án nhà ở - Bài 1: Khách hàng “tố” doanh nghiệp “đem con bỏ chợ”?”: Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - dịch vụ và nhà ở đô thị tại khu đất số 215, đường Lê Lợi, TP Vinh mặc dù đã thu đầy đủ số tiền của 26 khách hàng nhưng lại không chịu tiến hành hoàn tất các thủ tục với cơ quan Nhà nước để thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng góp vốn? Thực trạng bất cập trên không phải là mới, tuy nhiên để tồn đọng kéo dài suốt nhiều năm, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền liên quan…

    Báo Nghệ An (14/11) đăng bài “5 năm kể từ chỉ đạo của Chính phủ, những tồn tại ở dự án thủy điện Bản Vẽ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm”: Bài báo thông tin mặc dù từ năm 2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo giải quyết những tồn tại, vướng mắc ở dự án thủy điện Bản Vẽ, thế nhưng, đến nay, những vướng mắc, tồn đọng ở dự án thủy điện Bản Vẽ đã được 11 tiếp tục ghi nhận sau buổi tiếp xúc cử tri xã Yên Na của đại biểu HĐND tỉnh ngày 7/11/2024... Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương thông tin, vào ngày 8/11/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Văn bản số 6345/EVN-QLXD giao Tổng Công ty Phát điện 1 với vai trò là chủ đầu tư dự án thủy điện Bản Vẽ giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong đó, yêu cầu Tổng Công ty Phát điện 1 khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan xử lý các tồn tại vướng mắc ở dự án thủy điện Bản Vẽ theo chỉ đạo của Chính Phủ và Bộ Công thương. Vì vậy, huyện Tương Dương có niềm tin nội dung này sẽ được giải quyết dứt điểm trong thời gian tới,…

Tạp chí Đời sống và pháp luật (14/11) đưa tin “Nghệ An: Chấp thuận đầu tư Dự án đường dây 220kV Tương Dương - Đô Lương”; Công thương (15/11) đưa tin “Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV”: UBND tỉnh Nghệ An vừa công bố Quyết định số 122/QĐ-UBND vào ngày 11/11/2024, đồng ý chủ trương đầu tư cho Dự án đường dây 220kV Tương Dương – Đô Lương; Quyết định số 123/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm.

  Tạp chí Nhà đầu tư (15/11) đăng bài “Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?”: Dự án Cải tạo, xây dựng lại Khu A - chung cư Quang Trung được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ 2010, đến năm 2013 thì quy hoạch điều chỉnh. Tổng diện tích quy hoạch của dự án được phê duyệt hơn 3,44 ha tại phường Quang Trung (nằm trên đường quốc lộ 1A thuộc trung tâm TP. Vinh), quy mô dân cư khoảng 3.200 người. Đại diện chủ đầu tư cho rằng, dự án bị tác động bởi rất nhiều người dân trong khu vực dự án, tiến độ bồi thường, GPMB từng giai đoạn bị chậm (là do 1 hộ/88 hộ dân nhà A1 chậm bàn giao nhà cũ 4 năm) dẫn đến dự án chậm tiến độ tương ứng. Mặc dù các hộ dân đã nhận bàn giao căn hộ chung cư cũ được trên 5 năm nhưng chưa trả hết số tiền chênh lệch mua diện tích tăng thêm cho chủ đầu tư, số tiền chậm trả khoảng 8 tỷ đồng, làm khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Đoàn kiểm tra số 3 của UBND tỉnh Nghệ An nhận định dự án chưa hoàn thành nhưng cũng chưa chính thức chậm tiến độ theo giấy phép điều chỉnh lần 4. Tuy nhiên, do còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và các khó khăn về tài chính, Đoàn kiểm tra kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai theo tiến độ đã cam kết, đảm bảo hoàn thành vào cuối năm 2024.

    Báo Dân trí (15/11) đăng bài “Nghệ An cắt giảm, tiết kiệm hơn 550 tỷ đồng trong lĩnh vực đầu tư”: Theo báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024, tỉnh Nghệ An đã cắt giảm, tiết kiệm được hơn 550 tỷ đồng trong lĩnh vực đầu tư. Việc phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã tuân thủ đúng quy định của Trung ương, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã được HĐND và UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Công tác đấu thầu cũng được nâng cao, các đơn vị thực hiện hiệu quả quyền tự chủ, đạt hiệu quả cao trong quản lý nội bộ và sử dụng nguồn lực.

    Báo Tiền phong (17/11) đăng bài “Nghệ An vừa làm gì mà tiết kiệm được hơn 550 tỷ đồng?”.

   Báo Kinh tế đô thị (15/11) đăng bài “Sớm tháo gỡ vướng mắc nguồn ngân sách khắc phục hậu quả bão lũ”: Nghệ An đã chi 200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ năm 2023, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa giải ngân được nguồn tiền do có các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, ngày 19/11, Báo Kinh tế và Đô thị tiếp tục đăng bài “Ban quản lý dự án Sở Nông nghiệp nói gì về việc chậm giải ngân?”: Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Nghệ An (BQLDA Sở Nông nghiệp) Nguyễn Đình Hưng cho rằng, riêng BQLDA Sở Nông nghiệp được giao 100 tỷ để thực hiện 17 dự án khắc phục, duy tu sửa chữa các công trình cầu cống, sạt lở hư hỏng sau bão năm 2023. Việc chậm trễ giải ngân thực hiện nguồn ngân sách này đến từ nhiều nguyên nhân, BQLDA sau khi được giao nhiệm vụ đã tổ chức triển khai ngay công tác lập và trình báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nên việc chậm trễ triển khai dự án không thuộc về trách nhiệm của BQLDA. Đứng trước những vướng mắc này, BQLDA đã đề nghị Sở Nông nghiệp chủ trì cùng với các đơn vị thẩm quyền liên quan tham mưu, thống nhất hình thức thực hiện dự án để trình HĐND tỉnh điều chỉnh một số nội dung tại Nghị quyết số 29 trước đó đã ban hành…

Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (16/11) đăng bài “Nghệ An thu hút FDI, kích thích thị trường nhà ở thương mại phát triển”: Theo báo cáo, lũy kế đến tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 147 dự án FDI với số vốn đăng ký 4,873 tỷ USD. Riêng giai đoạn 3 năm từ 2021 đến nay, Khu Kinh tế Đông Nam đã thu hút được 53 dự án FDI, với tổng vốn tương đương 2,3 tỷ USD, là giai đoạn rực rỡ nhất trong thu hút đầu tư FDI từ trước tới nay ở Nghệ An. Điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh. 11 tháng đầu năm 2024, tỉnh Nghệ An đã có nhiều dự án lớn được cấp mới. Có thể kể đến các dự án bất động sản như Khu đô thị Nghi Liên tổng mức đầu tư hơn 13 6.290 tỷ đồng, Khu đô thị và thương mại dịch vụ vùng Cồn Bàu, thị trấn Nam Đàn, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng,…

   Liên quan đến nội dung này, Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường đăng bài “Nghệ An đang ở giai đoạn rực rỡ nhất về thu hút đầu tư FDI, hút nhiều dự án BĐS lớn "đổ bộ" về đây”.

    Báo Nghệ An (19/11) đăng bài “Nghệ An cắt giảm hơn 360 tỷ đồng sau thẩm định quyết toán”: Báo cáo của Sở Tài chính cho thấy, năm 2024, toàn tỉnh đã thẩm định 1.832 dự án. Tổng giá trị dự toán trình thẩm định là 16.642 tỷ đồng; sau thẩm định cắt giảm 364,43 tỷ đồng. Trong khi đó, tính đến 18/11/2024, Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát chi đối với số tiền 43.947 tỷ đồng. Kho bạc cũng đã từ chối thanh toán, yêu cầu bổ sung hoàn thiện 97. 250 hồ sơ với số tiền là 16.249 tỷ đồng (trong đó: chi đầu tư là 8.926 tỷ đồng của 9.039 hồ sơ; chi thường xuyên là 7.368 tỷ đồng của 88.211 hồ sơ). Cũng trong năm đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi các vi phạm về định mức, tiêu chuẩn, chế độ với số tiền 437 triệu đồng.Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã thực hiện công khai quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước cho tất cả các đơn vị quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh; Sở Tài chính đã xây dựng, công khai quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành ISO: 9001- 2008 được đăng tải công khai tại Website: Sotaichinh.nghean.gov.vn.

Đài truyền hình Việt Nam (18/11) phản ánh “Dự án kênh mương trăm tỷ đồng chưa hết bảo hành đã xuống cấp”: Tại Nghệ An, dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng. Riêng gói thầu kênh chính Đô Lương có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Theo thiết kế, kênh có chiều dài 56km, chạy qua địa bàn các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Đáng nói, hạng mục này mới được đưa vào sử dụng nhưng đã xuống cấp dù chưa hết hạn bảo hành. Tại vị trí sụt lún mái tả bờ kênh chính thủy lợi Đô Lương đoạn qua xã Lý Thành, huyện Yên Thành với chiều dài khoảng 15m, lún sâu khoảng 1m so với mặt bờ kênh. Toàn bộ tấm lát mái bị chuyển dịch, trượt xuống phía lòng kênh. Đây chỉ là một trong rất nhiều điểm sụt lún trên cả mái hữu và mái tả kênh thủy lợi này.

   Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (18/11) đưa tin “Nghệ An: Đầu tư hơn 96.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam”: Nhằm xây dựng và phát triển KKT Đông Nam Nghệ An thành khu vực động lực tăng trưởng, đột phá phát triển theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 6/11/2024, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 2981/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh tổng 14 thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040. Tỉnh Nghệ An sẽ dành hơn 96.000 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng để phát triển Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An thành khu công nghiệp trọng điểm gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả các cảng biển.

* Nông nghiệp

- Đài PTTH Nghệ An (13/11) đăng bài “Chuyển biến tích cực từ thực hiện quy định IUU của ngư dân”: Toàn huyện Diễn Châu có 966 phương tiện khai thác hải sản trong đó có trên 200 tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ có chiều dài trên 15m hoạt động tại vùng khơi. Để hoạt động khai thác an toàn, đúng quy định, lực lượng bộ đội biên phòng Diễn Thành kết hợp với chính quyền các xã vùng biển tuyên truyền sâu rộng Luật Thủy sản, phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định IUU; phân công cán bộ phụ trách đến từng hộ, từng chủ tàu để hướng dẫn thủ tục theo quy định... Đến nay, toàn huyện không còn tàu cá 3 không, tàu thuyền ra khơi đều duy trì giám sát hành trình. Với việc tuyên truyền, giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng, nhận thức của mỗi ngư dân đã có sự thay đổi rõ rệt, Diễn Châu đang nỗ lực góp phần cùng cả nước chống khai thác bất hợp pháp và sớm gỡ thẻ vàng của EC, hướng tới xây dựng nghề cá bền vững, nâng cao đời sống cho bà con ngư dân…

- Báo Nghệ An (14/11) đăng bài “Tìm được nhiều cây sâm Puxailaileng tự nhiên ở Nghệ An”: Sau thời gian ròng rã thực địa trong rừng sâu, núi cao, nhóm cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã tìm được cây sâm Puxailaileng trong tự nhiên và đưa về trồng thử nghiệm ở xã Tây Sơn (Kỳ Sơn). Đây là một loại sâm quý hiếm thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) được tìm thấy ở vùng núi cao Puxailaileng thuộc dãy Trường Sơn, nơi có độ che phủ rừng trên 80%. Hiện nay, sâm Puxailaileng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Việc phát hiện loài nhân sâm thuộc chi Panax trên vùng núi cao Puxailaileng ở Nghệ An rất có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Ngay sau khi tìm được cây sâm quý này, mẫu sâm đã được phân tích đặc điểm nông sinh học, giá trị dược liệu, cách thức nhân giống và trồng... của loài…

    Báo Công lý (16/11) đăng bài “Nghệ An: Quyết liệt phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi”: Trước tình hình Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi, ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Nghệ An đã có Chỉ thị 45/CT-UBND về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Hiện 15 nay, toàn tỉnh đang còn trên 60 ổ DTLCP chưa qua 21 ngày. Qua trao đổi, ông Đặng Văn Minh – Chi Cục trưởng Chi Cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Trong 2 năm qua, toàn tỉnh Nghệ An tiêm phòng hơn 6.500 liều vắc xin. Chi Cục cũng đã khuyến cáo người dân nuôi lợn thịt tham gia tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, hướng dẫn các xã, thôn xóm đang trong vòng an toàn để tiêm phòng trên tinh thần tự nguyện của người dân. Liên quan đến nội dung này, Báo tin tức (17/11) đăng bài “Ưu tiên kinh phí mua vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi”; Báo Nghệ An “Nghệ An ra chỉ thị phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi”;

   Đài PTTH Nghệ An (ngày 17/11) phản ánh “Khó khăn nguồn cung chế biến hải sản cuối năm”: Các cơ sở chế biến hải sản tại Nghệ An, đang tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tích trữ hàng phục vụ Tết. Hiện lượng hải sản chế biến đã tăng từ 5-6 tạ/ngày lên hơn 1 tấn/ngày, nhưng nguồn nguyên liệu địa phương hạn chế do khai thác kém hiệu quả bởi thời tiết xấu và sản lượng đánh bắt giảm. Giá nhiều mặt hàng, như mực khô, bắt đầu tăng do nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm. Các cơ sở sản xuất lớn tại Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Cửa Lò và Hoàng Mai phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh khác và nước ngoài để đảm bảo nguồn hàng. Tuy nhiên, giá nguyên liệu tăng cao cũng đẩy giá thành sản phẩm lên. Ngành chế biến hải sản đang gặp khó khăn bởi nguồn đánh bắt ngày càng cạn kiệt và việc nhập khẩu bị vướng mắc. Các cơ sở mong muốn có chính sách hỗ trợ nuôi biển, đa dạng hóa chủng loại để phát triển bền vững hơn…

VĂN HÓA - XÃ HỘI

* Văn hóa - du lịch

Các cơ quan báo chí tiếp tục giới thiệu về những nét đẹp văn hóa, cảnh sắc ở các địa phương trong tỉnh: Báo Nghệ An “Học sinh Nghệ An đi cà kheo, làm nồi đất, hát dân ca tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa””; “Khởi sắc Tân Kỳ”; Mở đường cho thổ cẩm xứ Nghệ đi xa; Báo Dân tộc “Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu”; Tâm tình Ví, giặm

Tạp chí thương trường (15/11) đăng bài “Nghệ An: Giải bài toán du lịch mùa thấp điểm”: Vừa qua, Sở Du lịch Nghệ An đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm kích cầu du lịch mùa thấp điểm ngay trong năm 2024. Theo đó, các hoạt động như: tổ chức các sự kiện gắn với hoạt động du lịch văn hóa những tháng cuối năm 2024; tổ chức các hoạt động bên lề kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, 16 Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; các sản phẩm ẩm thực tại các điểm tham quan du lịch mùa thu đông với chủ đề “Trải nghiệm ẩm thực Thu - Đông Nghệ An”; trải nghiệm sản phẩm du lịch: ngắm hoa mận, hoa đào Kỳ Sơn kết hợp chinh phục đỉnh Puxailaileng, trekking leo thác Khe Kèm - Vườn quốc gia Pù Mát, trekking rừng săng Lẻ; chụp ảnh đường phố với sắc màu hoa mùa Thu - Đông; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của địa phương. Đáng chú ý, Nghệ An có hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm tham quan, dịch vụ bổ trợ khá phong phú. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng) vào các dịp cuối năm. Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực Nghệ An đang nỗ lực để hoá giải bài toán cho du lịch mùa thấp điểm.

* Giao thông

Báo Vietnamplus (14/11) đăng bài “Nghệ An: Cần giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân khu vực dễ bị sạt lở”: Gần đây, nhiều trận sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu, Con Cuông... của Nghệ An đã gây thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng lớn đến hạ tầng, sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt, trên tuyến Quốc lộ 7, mặc dù hàng năm ngành chức năng và chính quyền đã có các biện pháp xử lý, tuy nhiên do địa thế đất yếu, thường xuyên xảy ra sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp tính mạng người tham gia giao thông. Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, tỉnh có hơn 300 điểm sạt lở núi nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến 4.000 hộ dân. Riêng bão số 3, 4 vừa qua đã gây sạt lở đất, làm 9 nhà ở bị hư hỏng hoàn toàn, 85 nhà thiệt hại nặng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An cho biết với địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe, suối, địa hình núi cao, các huyện vùng cao tại Nghệ An thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở ảnh hưởng lớn đến hạ tầng, sản xuất và đời sống nhân dân. Khó khăn nhất hiện nay của tỉnh là tìm quỹ đất và kinh phí để xây dựng khu tái định cư nhằm di dân đến khu vực an toàn. Đài truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí đưa tin “Chính thức nâng tốc độ tối đa trên đại lộ Vinh – Cửa Lò”: ông Phan Văn Bình, Phó Giám đốc ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An cho biết, dự án đại lộ Vinh - Cửa Lò chính thức hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và tốc độ tối đa cho phép trên tuyến đường này được quy định mức 80km/h từ ngày 15/11/2024 theo đúng như với thiết kế ban đầu được cấp trên phê duyệt. Cụ thể, đối với đoạn từ Km 0+00 - Km 9+680, tuyến đường gom mỗi bên rộng 9m, gồm 2 làn xe hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng...) lưu thông, tốc độ tối đa là 60km/h. Tuyến đường chính mỗi bên rộng 16m, gồm 4 làn xe ô tô, cho 17 phép tốc độ tối đa là 80km/h. Đối với đoạn từ Km 9+680 - Km 10+832 (đoạn gần tiếp giáp với đường Bình Minh, TX Cửa Lò, được đầu tư xây dựng trước đó) cho phép các phương tiện lưu thông với tốc độ tối đa là 60km/h.

Đài PTTH Nghệ An (15/11) phản ánh “Nguy hiểm điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên đại lộ Vinh - Cửa Lò”: Phóng sự phản ánh: Đại lộ Vinh - Cửa Lò là tuyến đường huyết mạch nối thành phố Vinh với thị xã Cửa Lò. Từ ngày 15/11, Sở GTVT sẽ đưa tuyến đường chính vào khai thác với tốc độ tối đa 80 km/h và 60 km/h cho làn đường gom. Tuy nhiên, tình trạng người dân đi ngược chiều đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Dù có biển báo cấm, nhiều người vẫn vi phạm, bất chấp tốc độ cao của các phương tiện lưu thông đúng hướng. Chỉ một khoảnh khắc bất cẩn, tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra, đặc biệt vào giờ cao điểm khi học sinh tan học. Hành vi đi ngược chiều nhằm rút ngắn thời gian không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của cả người vi phạm lẫn người khác… Báo Kinh tế đô thị (16/11) đăng bài “Nghệ An: vì sao bến xe Nam Vinh vẫn chưa thể đưa vào khai thác?”: Dù đã được đầu tư giai đoạn 1, cơ bản đáp ứng để đưa vào khai thác một phần trong tổng thể dự án, nhưng hiện trạng bến xe Nam Vinh trên tuyến đường quốc lộ 1A tránh TP Vinh đoạn qua xã Hưng Thịnh vẫn chưa thể đưa vào khai thác. Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, liên quan thủ tục đấu nối vào đường quốc lộ 1A đoạn tuyến tránh TP Vinh, Sở cũng đã làm các thủ tục liên quan tham mưu trình UBND tỉnh, tỉnh cũng đã trình xin ý kiến Bộ Giao thông Vận tải và đã được chấp thuận phương án đấu nối. Đến nay phần việc còn lại liên quan tới chấp thuận nút giao thì liên quan tới Khu quản lý đường bộ II. Tuy nhiên, Khu quản lý đường II cho rằng sở dĩ chưa hoạt động được vì chưa thi công theo đủ các nội dung theo giấy phép đã được cấp phép. Cụ thể việc đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng làn chờ rẽ trái từ bến xe vào tuyến Quốc lộ 1A tránh Vinh nay chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện xong, do đó chưa thể bảo đảm theo đúng quy định, an toàn... để chấp thuận và đưa vào khai thác. Cũng vì vướng mắc nêu trên nên "số phận" bến xe này tiếp tục "long đong" và chưa biết ngày nào sẽ đưa vào khai thác dù đã hoàn thiện cơ bản một phần dự án đủ đáp ứng hoạt động.

Đài PTTH Nghệ An (17/11) đăng bài “Nghi Lộc: Nhiều tuyến đường liên xã xuống cấp gây mất ATGT”: Phóng sự phản ánh: Hiện nhiều tuyến đường liên xã ở huyện Nghi Lộc đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Hiện tuyến đường Nghi Đồng - Nghi Lâm mặt đường bong tróc, lún, nhiều ổ gà, đặc biệt đoạn qua xóm 5. Nguyên nhân chính là do xe tải trọng lớn hoạt động, đặc biệt từ khi thi công 18 cao tốc Bắc Nam. Tình trạng này đã kéo dài gần một năm và xảy ra một số vụ tai nạn. Hay như tại tuyến đường Nghi Thiết - Nghi Quang xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường đầy bụi và vũng nước do người dân tưới để giảm bụi. Điều này vừa ảnh hưởng đến tầm nhìn, vừa nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là học sinh đi học. Người dân và chính quyền địa phương mong muốn cơ quan chức năng kiểm soát xe tải trọng lớn và nhanh chóng sửa chữa các tuyến đường hư hỏng để đảm bảo an toàn giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

* Giáo dục

Các cơ quan báo chí đã đăng tải nhiều bài viết nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Báo Giáo dục & Thời đại “Nữ giáo viên thắp sáng ước mơ tới trường của trẻ em vùng cao xứ Nghệ”; Báo Nghệ An “Giáo viên vùng cao Nghệ An tự nguyện dẫn trò nghèo đến trường học ban đêm”; “Thầy giáo xứ Nghệ trở về sau giấy báo tử”; “Chuyện về 2 giáo viên Nghệ An được tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu toàn quốc”; Báo Nghệ An “Cô giáo tiểu học gửi thư ngỏ đặc biệt trước ngày 20.11”; “Chuyện về 2 giáo viên Nghệ An được tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu toàn quốc”;… Thầy giáo Nguyễn Văn Tiến: Từ cậu học trò hiếu động trở thành nhà giáo tiêu biểu toàn quốc; Báo Giao thông “Nghệ An: Nỗi niềm của những giáo viên mất nhà sau lũ quét”; Báo Nghệ An “Người thầy 'thắp lửa' đam mê ví, giặm cho học trò”; Báo Chính phủ “Trái tim người thầy... miền biên ải”; ….

* Môi trường - nước sạch

Báo Nghệ An (17/11) đăng bài “Người dân bức xúc vì trang trại gây ô nhiễm ở huyện Yên Thành”: Thời gian gần đây, người dân xóm Tân Yên A, xã Tiến Thành (Yên Thành) liên tục phản ánh trang trại chăn nuôi của ông Lê Văn Hưng (trú cùng xóm) thường xuyên phát tán mùi hôi thối, nước thải chưa được xử lý chảy ra ruộng, mương, gây ô nhiễm môi trường. Theo tìm hiểu, trước những kiến nghị của người dân địa phương, chiều 15/10/2024, đoàn kiểm tra liên ngành do Phòng TN&MT huyện Yên Thành đã đi kiểm tra thực tế tại trang trại chăn nuôi của gia đình ông Lê Văn Hưng. Sau khi đi kiểm tra, đoàn liên ngành đã yêu cầu gia đình ông Lê Văn Hưng di dời đàn lợn chăn nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi của hộ gia đình, khu dân cư. Sau khi nhận được đơn phản hồi về những kết quả kiểm tra, UBND xã Tiến Thành đã tiến hành kiểm tra, xác minh lại nội dung phản ánh của người dân. Chủ tịch UBND xã Tiến Thành Phan Văn Vũ cho biết: Theo hồ sơ đất của gia đình ông Hưng thể hiện là đất ở và đất vườn, tuy nhiên, do đang băn khoăn về chênh lệch giữa diện tích thực tế hộ gia 19 đình sử dụng so với diện tích trong hồ sơ, nên xã đang giao bộ phận chuyên môn kiểm tra, rà soát. Trang trại chăn nuôi cũng không nằm trong quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Sau khi kiểm tra, ông Hưng cũng đã cam kết sẽ di chuyển toàn bộ đàn lợn ra khỏi đây. Tuy nhiên, do đang có một số lợn nái sinh sản đang mang bầu nên phía gia đình xin gia hạn thời gian di chuyển. Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Yên Thành Đường Xuân Phúc cho biết: Việc chăn nuôi của gia đình ông Hưng tại xóm Tân Yên A, xã Tiến Thành huyện cũng đã nắm và đã thành lập đoàn đi kiểm tra. Để tránh gây thiệt hại cho người chăn nuôi nên một số lợn sinh sản mang bầu đang được cho phép giữ lại… * An ninh - pháp luật Các cơ quan báo chí tiếp tục cập nhập đưa tin về các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý,

Báo Dân trí “Cụ bà báo công an, ngăn chồng bị lừa đảo hết tiền dưỡng già”; Báo Nghệ An “Án cho kẻ hẹn giao dịch ma túy tại trạm cảnh sát giao thông”;

Báo Công an nhân dân “Truy nóng nhóm 9X từ Nghệ An vào Đà Nẵng lừa bán thép xây dựng”;

Báo Nghệ An “Khởi tố Giám đốc 'Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp'; “Công an Nghệ An bắt kẻ mang 2.000 viên hồng phiến đi tiêu thụ”; VTCnews “Khởi tố 13 thanh, thiếu niên ở Nghệ An mang dao kiếm đuổi đánh nhau trên đường”;

Báo Pháp luật Việt Nam “Nghệ An: Liên tiếp xử lý nhiều nhóm thanh, thiếu niên dùng hung khí gây rối trật tự công cộng” Báo Nghệ An (14/11) đăng bài “Nghệ An tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiềm giữ. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, từ ngày 15/12/2021-15/6/2024, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 254 vụ, 343 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt hơn 750 tỷ đồng. Cùng với đó, công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được triển khai quyết liệt với sự vào cuộc của các cấp, ngành. Từ ngày 15/6/2023 đến ngày 14/6/2024, lực lượng Công an các cấp đã tiếp nhận 150 tố giác, tin báo về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó các cơ quan chức năng đã giải quyết 128 tin (đạt 85,3%). Tuy nhiên, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi, đa dạng, khó dự đoán gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh… 20 Liên quan đến nội dung này, Báo Nghệ An (19 và 20/11) đăng bài “Cảnh báo chiêu trò lừa đảo thông qua mở tài khoản ngân hàng”;

“Nở rộ lừa đảo qua mạng” ;

Báo Dân trí (14/11) đăng bài “Chậm đóng bảo hiểm cho người lao động, công ty bị phạt 165 triệu đồng”: Ngày 14/11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội đối với Công ty Cổ phần 412 (có trụ sở tại TP Vinh. Trước đó, đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An phát hiện, tính tới 30/9, Công ty Cổ phần 412 chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho 52 lao động số tiền hơn 860 triệu đồng. Ngoài ra, công ty này còn bị phát hiện chậm đóng bảo hiểm y tế cho 52 lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Tổng số tiền phạt Công ty Cổ phần 412 phải thực hiện là 165 triệu đồng… Báo Nghệ An cũng đưa tin về nội dung này. Chuyên trang Đời sống Pháp luật (ngày 14/11) đăng bài “Chính quyền vào cuộc vụ nhiều trạm cân xây dựng 'chui' ở huyện miền núi Nghệ An”: Trước đó,

Tạp chí Đời sống và Pháp luật đã có bài viết “Nhiều trạm cân xây dựng 'chui' ở huyện miền núi Nghệ An: phản ánh trong những năm qua, việc người dân mở rộng diện tích trồng keo khiến cho nhu cầu sử dụng trạm cân tăng lên. Sau khi nhận phản ánh về nhiều trạm cân mọc “chui” trên địa bàn, chính quyền huyện Quế Phong vào cuộc xử lý... Ông Bùi Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, nhận thông tin phản ánh từ báo chí, UBND huyện Quế Phong đã chỉ đạo các phòng ban liên quan như: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường… kiểm tra và xử lý vấn đề báo nêu. Theo ghi nhận thực tế vào ngày 12/11, một số trạm cân từng bị phản ánh trước đó vẫn hoạt động…

* Chính sách cuộc sống

Chuyên trang Đời sống pháp luật (ngày 14/11) đăng bài “Nghệ An: 4 người mù trước nguy cơ thất nghiệp vì giá thuê nhà bị đẩy cao”: Anh Nguyễn Công Trường, trú xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên cho biết, bản thân anh là một người mù, thị lực chỉ còn 1/10 cả hai mắt, hiện đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp do chủ nhà bất ngờ đòi giá thuê quá cao. Trước đó, vào ngày 2/5/2022, anh ký hợp đồng thuê căn nhà tập thể rộng 60m2 với giá tiền 4,5 triệu đồng/tháng tại số 38 Lương Thế Vinh, phường Trường Thi, TP Vinh trong thời hạn 5 năm. Trong quá trình thuê tại đây, anh Trường đã cùng 3 người mù khác mở cơ sở tẩm quất để mưu sinh; đồng thời trả tiền thuê nhà đúng hạn. Tuy 21 nhiên, vào cuối tháng 10/2024, chủ nhà là bà Nguyễn Thị Dung thông báo với anh Trường, giá thuê nhà sẽ tăng lên 7 triệu đồng/tháng. Anh Trường không đồng ý với mức tăng này, vì làm ăn khó khăn, ngoài ra, mức tăng này cũng cao hơn mức 10% ghi trong hợp đồng. Bất ngờ vào sáng 11/11, bà Dung cho người đến tháo dỡ hạng mục mái che phía trước căn nhà, nhằm gây áp lực để anh Trường và những người mù khác phải rời đi… Báo Nghệ An (19/11) đăng bài “Công nhân, lao động 'sống mòn' với lương tối thiểu”: Theo các chuyên gia, tại các doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, người lao động đang phải nhận một mức lương quá thấp, chưa đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là bài toán lợi ích của doanh nghiệp và người lao động chưa được giải quyết thỏa đáng. Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đã biến mức lương tối thiểu vùng thành mức lương bình quân để chi trả, dao động từ 3,5 đến 5 triệu đồng/tháng. Điều này vừa giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí tiền lương, lách bớt tiền đóng bảo hiểm, xã hội, còn công nhân, lao động lại hưởng các chế độ an sinh thấp. Tổng thu nhập của người lao động sẽ rơi vào khoảng 5-10 triệu đồng. Với chi phí sinh hoạt như hiện nay, số tiền đó chỉ có thể duy trì cuộc sống cơ bản, không thể tích góp, đề phòng rủi ro”. Để giải quyết những vấn đề bất cập liên quan đến đời sống lao động, cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương…

* Hoạt động nhân đạo Các cơ quan báo chí tiếp tục đưa tin về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh,

Đài PTTH Nghệ An (14/11) đăng bài “Bữa cơm cho các thương bệnh binh - Hoạt động ý nghĩa của giới trẻ”: Báo Nghệ An (14/11) đăng bài “Chương trình 'Mẹ đỡ đầu' viết tiếp hành trình cho trẻ mồ côi Nghệ An”: “Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Nam Đàn”; “Trao tặng thiết bị cho Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hữu Khuông (Tương Dương)”,…

* Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Báo Dân tộc và Phát triển (ngày 14, 15,16, 18, 19/11) đăng loạt bài phản ánh về tiến độ, hiệu quả của các Chương trình MTQG “Nghệ An: Thực hiện chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh”; “Thực hiện Dự án 6, chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động về bảo tồn bản sắc văn hóa”; “Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng”; Báo Dân tộc và Phát triển (ngày 16/11) đăng bài “Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi 22 Nghệ An: Nhìn từ thực tế cơ sở (Bài 1)”; “Nghệ An: Hoàn thành đại dự án từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719- Vấp nhiều cái khó”; Chương trình MTQG 1719 "tiếp sức" cho vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An,…

* Một số vấn đề khác

Báo Nghệ An (19/11) đăng bài “Ngang nhiên lập bãi tập kết xe tải dưới đường điện 500kV”: Theo phản ánh của người dân tại xóm Trung Thành, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn có 1 thửa đất nằm dưới hành lang đường dây 500kV, mặc dù thuộc UBND xã quản lý nhưng đã được xây dựng thành bãi tập kết xe tải. Bãi đất này nằm gần với tuyến đường Quốc lộ 36, đoạn qua xã Nghĩa Trung. Ông Nguyễn Long An - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết: khu đất nói trên hiện do ông Nguyễn Hữu Thắng (người nhà của chủ đất cũ), đang sử dụng. Có thể thấy rằng, việc lập bãi tập kết xe tải dưới đường dây điện 500kV không chỉ vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, cụ thể là vi phạm Nghị định 14/2014/NĐ-CP, ngày 26/2/2014, quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực, đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động truyền tải điện của quốc gia và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an toàn điện, tính mạng người dân.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Bá Hảo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Biên tập: Trần Anh Tuấn Trưởng phòng Thông tin báo chí Xuất bản Tổng hợp, biên soạn: Đặng Thị Vân Anh Chuyên viên Phòng Thông tin – Báo chí – Xuất bản Mọi thông tin liên quan tới công tác quản lý nhà nước về báo chí xin liên hệ Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản (Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An). Địa chỉ: số 06, đường Trần Huy Liệu, Thành phố Vinh Điện thoại: (0238). 3599. 522

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 2026
Tổng: 414598